(Series – Cloud Computing & Mobile Cloud Computing) Phần 2– Tất cả các mô hình dịch vụ của Cloud Computing

Trong phần này, tôi sẽ nói về các mô hình dịch vụ của cloud (Iaas, Paas, Saas) và các cách khác nhau để triển khai tài nguyên đám mây(public, private, hybrid).

Các loại điện toán đám mây

Không phải tất cả các đám mây đều giống nhau và không phải một loại điện toán đám mây nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Một số mô hình, loại và dịch vụ khác nhau đã phát triển để giúp đưa ra giải pháp phù hợp cho nhu cầu của bạn.
Trước tiên, bạn cần xác định loại triển khai đám mây hoặc kiến trúc điện toán đám mây, rằng các dịch vụ đám mây của bạn sẽ được triển khai. Có ba cách khác nhau để triển khai các dịch vụ đám mây: trên đám mây công cộng (public), đám mây riêng (private) hoặc đám mây lai giữa (hybrid).

1. Đám mây công cộng (Public Cloud)

Public Cloud là mô hình triển khai điện toán đám mây sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các đám mây công cộng được sở hữu và vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây của bên thứ ba, cung cấp các tài nguyên điện toán của họ, như máy chủ và lưu trữ, qua Internet. Microsoft Azure là một ví dụ về đám mây công cộng. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ trực tiếp quản lý và bảo vệ dữ liệu trên đám mây.
Ưu điểm:
  • Phục vụ được nhiều đối tượng người dùng, không bị giới hạn về không gian, thời gian.
  • Đặc biệt Public Cloud có chi phí đầu tư thấp. Tiết kiệm được hệ thống máy chủ, giảm gánh nặng quản lý, cơ sở hạ tầng.
  • Khả năng mở rộng cao – Đám mây công cộng có thể co giãn theo nhu cầu thực tế của người sử dụng.
Nhược điểm:
  • Bảo mật – Mất an toàn và khó kiểm soát dữ liệu

2. Đám mây riêng (Private Cloud)

Private Cloud là dịch vụ điện toán đám mây riêng thường được cung cấp cho các doanh nghiệp để đảm bảo an toàn dữ liệu. Một đám mây riêng có thể được định vị trên trung tâm dữ liệu tại chỗ của công ty. Một số công ty cũng trả tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để lưu trữ đám mây riêng của họ. Một đám mây riêng là một trong đó các dịch vụ và cơ sở hạ tầng được duy trì trên một mạng riêng.
Ưu điểm:
  • Chủ động hơn trong việc sử dụng và quản lý dữ liệu
  • Bảo mật thông tin tốt hơn
Nhược điểm:
  • Gặp khó khăn trong việc triển khai công nghệ
  • Tốn chi phí để xây dựng, duy trì hệ thống
  • Chỉ phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp. Những người dùng khác bên ngoài không thể tiếp cận và sử dụng.

3. Đám mây lai (Hybrid)

Đám mây lai (Hybrid Cloud) là sự kết hợp giữa đám mây công cộng và đám mây riêng. Nó cho phép người dùng khai thác được điểm mạnh của 2 mô hình trên. Và đồng thời hạn chế được điểm yếu của 2 mô hình đó. Đám mây lai thường sẽ do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý thông tin. Dữ liệu sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Public Cloud. Bằng cách cho phép dữ liệu và ứng dụng di chuyển giữa đám mây riêng và công cộng, đám mây lai giúp doanh nghiệp của bạn linh hoạt hơn, có nhiều tùy chọn triển khai hơn và giúp tối ưu hóa cơ sở hạ tầng, bảo mật và tuân thủ hiện có của bạn.
Ưu điểm:
  • Đảm bảo được an toàn cho các dữ liệu quan trọng
  • Sử dụng được nhiều dịch vụ điện toán đám mây mà không bị giới hạn
Nhược điểm:
  • Khó khăn khi triển khai và quản lý hệ thống
  • Tốn nhiều chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng
Theo Vo Hoang Nam