Hotline: 094.320.0088

CÁCH KIỂM TRA MẠNG INTERNET ĐANG DÙNG

Kiểm tra mạng Internet như thế nào ? Và mạng Internet đang dùng có thật sự tốt hay không? Đó là các câu hỏi mà người dùng Internet hiện đang thắc mắc. Trong bài viết ngày hôm nay trung tâm An ninh mạng Athena, sẽ chia sẻ cho các bạn cách kiểm tra mạng Internet đang dùng trong nhà bạn hay tại doanh nghiệp của bạn. Cho dù bạn đang là cá nhân hay là Network Administrator (người  quản trị mạng) thì cũng nên biết kiến thức này để kiểm tra mạng Internet

Bài viết sẻ chia sẽ các thông tin để bạn bạn có thể kiểm tra mạng Internet đang dùng của bạn như sau:

1. Một hệ thống đường truyền mạng tốt sẽ cần điều kiện gì?

  • Thứ nhất, và là yếu tố mà đa số người dùng tin rằng nếu điều kiện này tốt mạng sẽ tốt, đó chính là băng thông của đường truyền. Với yếu tố băng thông của đường truyền được định nghĩa bằng đơn vị “Mê ga bit trên giây” (Mbps), tuy nhiên đơn vị mà các bạn hay dùng lại được định nghĩa tương đồng với đơn vị lưu trữ “Mê ga byte” (MB), hãy để ý kỹ ký hiệu “B” và “b”, và hai đơn vị này chênh nhau tám (8) lần, cụ thể 1MB = 8Mb. Ví dụ, băng thông mạng của bạn là 24Mbps sẽ tương đương 3MBps. Tại sao nhiều ứng dụng/ công cụ lại dùng MBps thay cho Mbps? Bởi vì khi bạn download một khối dữ liệu về máy tính/ điện thoại, bạn sẽ lưu trữ chúng, và để tiện lợi cho bạn, hầu hết đều hiển thị là MBps để bạn đỡ mất công quy đổi.
  • Thứ hai, băng thông mạng gồm hai phần: Băng thông mạng trong nước và băng thông mạng quốc tế. Cần để ý kỹ thông tin này trước khi ký hợp đồng. Hầu hết các dịch vụ internet hiện nay mà bạn đang sử dụng, đều được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ trong nước, do đó băng thông mạng trong nước càng lớn bạn càng có lợi. Một số dịch vụ của Quốc tế, nhưng đều có máy chủ trong nước hoặc trong khu vực (Đông Nam Á) và có băng thông tốt, ví dụ: Youtube, Facebook, Google Drive, Google Email… Vì vậy sẽ không có gì lạ nếu như bạn truy cập vào Youtube và xem Video rất nhanh, trong khi vào Vimeo lại chậm hơn. Trước khi kết luận mạng tốt hay kém, bạn cần kiểm tra xem bạn đang truy cập đến đâu.
  • Thứ ba: Độ trễ tín hiệu, đây là thông số mà đại đa số người dùng internet không hề biết và quan tâm tới, thông số này được ký hiệu bằng Mili giây (ms). Và nếu thông số này càng nhỏ, độ trễ càng thấp đồng nghĩa mạng sẽ có thời gian phản ứng nhanh hơn. Độ trễ này cũng phụ thuộc vào việc bạn đang truy cập đến đâu, nếu đó là một trang web trong nước, độ trễ được xem là tốt sẽ nằm trong khoảng dưới 80ms. Nếu đó là một trang web quốc tế, độ trễ sẽ được xem là tốt nếu dưới 300ms.
  • Thứ tư: Năng lực thiết bị, hầu hết nhà mạng đều sẽ cung cấp một thiết bị hợp quy/ hợp chuẩn cho người dùng đầu cuối khi ký hợp đồng, tuy nhiên chất lượng và năng lực của hầu hết các thiết bị này chỉ ở mức trung bình (thường hay gọi là Mô Đêm). Các thiết bị này có ưu điểm là phù hợp với hầu hết người dùng (có nhiều tính năng, bao gồm mạng không dây), nhưng cũng vì lý do này, dẫn đến khả năng hiệu dụng kém. Do đó cần phải đầu tư thêm thiết bị và phân tách chuyên dụng.
  • Thứ năm: Tính tương thích, hầu hết mọi người không hiểu và không quan tâm yếu tố này. Trên thực tế tính tương thích rất quan trọng, ví dụ: Khi bạn đang dùng một thiết bị như điện thoại đời cũ chỉ hỗ trợ Wifi băng tần 2,4Ghz, trong khi đó bạn lại mới đầu tư một thiết bị phát Wifi băng thông rộng có băng tần 5Ghz, điện thoại của bạn sẽ không nhìn thấy thiết bị phát Wifi này. Và để cho người dùng không bị bối rối, đại đa số các hãng sẽ tăng cường tương thích bằng cách trộn nhiều chuẩn khác nhau trong một thiết bị để hỗ trợ nhiều hơn (mix), điều này cũng làm giảm hiệu suất mạng.

2. Cách thức kiểm tra xem mạng của bạn có thực sự tốt hay không

Sơ đồ mạng phổ biến như sau:

Sơ đồ mạng
Sơ đồ mạng

Dùng lệnh: Tracert trên Windows hoặc Traceroute trên MacOS/Linux

net2

 

Các thông số hiển thị cho thấy, nếu truy cập đến trang web Yahoo.com, bạn sẽ phải đi qua hai thiết bị Router với IP lần lượt: 192.168.31.1 và 192.168.1.254. Do đó cần kiểm tra độ trễ và băng thông mạng từ máy tính của bạn đến hai thiết bị này trước tiên.

Tiến hành kiểm tra từng đoạn mạng, kiểm tra hai yếu tố: Độ trễ và băng thông hiệu dụng.

Đoạn 1: Từ Laptop đến Wifi có IP 192.168.31.1.

Độ trễ:

net3

 

Với lệnh Ping cho thấy độ trễ từ máy tính đến Wifi đạt mức trung bình dưới 4ms, với 13 gói ping và không mất gói nào, bạn có thể tăng số lượng gói ping với thời gian thực nghiệm lâu hơn.

Với bài kiểm tra của tôi đối với mạng Wifi, được xem là ổn định với điều kiện sau:

  • Số gói ping không hạn chế và giới hạn trong thời gian là kiểm tra là 300 giây, nếu số “packet loss” dưới 1% là đạt yêu cầu.
  • Thời gian phản hồi trung bình dưới 40ms.
  • Số gói ping thành công liên tục cao hơn 80 gói.
  • Số gói ping thất bại liên tục dưới 3 gói.

Băng thông:

net4

 

Băng thông thu nhận được từ Wifi đạt mức 527Mbps, băng thông này cao hơn rất nhiều lần so với băng thông nhà mạng và đạt yêu cầu.

Các yêu cầu của tôi về băng thông đối với mạng Wi-Fi.

  • Băng thông của Wifi phải cao hơn băng thông của đường truyền internet ít nhất 4 lần. Ví dụ bạn đang dùng đường truyền có băng thông 20Mbps, Wi-Fi của bạn phải đạt ít nhất 80Mbps.

Đoạn 2: Từ Laptop đến Router có IP 192.168.1.254.

Tiếp tục dùng lệnh ping:

Lệnh ping dùng để kiểm tra mạng internet đang dùng
Lệnh ping dùng để kiểm tra mạng internet đang dùng

3. Các yêu cầu trong trường hợp kiểm tra mạng internet đang dùng

Trường hợp Wifi đang được nối dây với Router

  • Độ trễ (ms) phải bằng hoặc cao hơn so với khi ping tới Wifi không vượt quá 50%. Ví dụ, bạn ping đến Wi-Fi là 5ms thì khi ping đến Router không vượt quá 7.5ms.

Trường hợp bạn cắm dây thẳng vào Router mà không ping thông qua Wifi gián tiếp.

  • Độ trễ phải luôn dưới 1ms.

Trường hợp bạn ping thông qua một Wifi được tiếp sóng bởi Wifi của Router.

  • Độ trễ không vượt quá 100%. Ví dụ, bạn ping đến Wi-Fi là 5ms, thì khi ping đến Router không vượt quá 10ms.

Đối với mạng có dây, tất cả các trường hợp Ping kiểm tra luôn dưới 1ms và không được để rớt gói nào, tỉ lệ “packet loss” phải dưới 0.1%

net6

 

Kiểm tra băng thông internet:

Đoạn 1: Kiểm tra từ Laptop của bạn đến một hệ thống trong nước

Ví dụ: Ping và kiểm tra băng thông mạng từ Laptop đến hệ thống Mobifone, kết quả:

Kiểm tra băng thông mạng từ laptop đến Mobifone trong nước
Kiểm tra băng thông mạng từ laptop đến Mobifone trong nước

Ping: 4ms

Download: 50Mbps

Upload: 43Mbps

Đoạn 2: Kiểm tra từ Laptop đến hệ thống mạng quốc tế:

Ví dụ: Ping và kiểm tra băng thông từ Laptop đến hệ thống Speedtest.net New York, Mỹ. Kết quả:

Kiểm tra băng thông từ Laptop đến hệ thống speedtest.com New York, Mỹ
Kiểm tra băng thông từ Laptop đến hệ thống Speedtest.net New York, Mỹ

Ping: 247ms

Download: 34Mbps

Upload: 5.5Mbps

Kết luận đối chiếu:

Độ trễ Wifi: < 4ms

Độ trễ Router: < 5ms

Độ trễ trong nước: < 5ms

Độ trễ quốc tế: < 300ms

Tổng số gói rớt, kiểm tra trong tất cả các đoạn trong thời gian 300 giây: 0%

Băng thông Download trong nước/Quốc tế: 50Mbps/34Mbps

Băng thông Upload trong nước/Quốc tế: 43Mbps/5.5Mbps

Sau khi kiểm tra và đối chiếu tất cả các thông số kết quả, tôi đánh giá được hệ thống mạng này đạt mức hiệu suất 100% Ổn định.

Độ trễ Trong nước Tiêu chuẩn 80ms 100% Các thông số đo đạc độ trễ chỉ được tính khi thỏa mãn điều kiện:

 

  • Đo trong 300s
  • Số packet loss dưới 5% với Wi-Fi và dưới 0.1% với có dây.

Thông số băng thông tiêu chuẩn là thông số trong hợp đồng dịch vụ

Thực tế 5ms
Độ Trễ Quốc tế Tiêu chuẩn 300ms 100%
Thực tế 275ms
Băng thông Trong nước Tiêu chuẩn 50Mbps 100%
Thực tế 50Mbps
Băng thông quốc tế Tiêu chuẩn 1Mbps 100%
Thực tế 34Mbps

Một số lưu ý:

  • Khi bắt đầu kiểm tra, phải đảm bảo chỉ có máy tính kiểm tra đang hoạt động, các máy tính/thiết bị khác phải cho tạm ngưng. Đây là yêu cầu đảm bảo khách quan, nếu tại thời điểm kiểm tra có nhiều thiết bị tiêu thụ mạng, kết quả sẽ không chính xác với tiêu chí kiểm tra. Với kiểm tra trong thực tế có đầy đủ các thiết bị đang hoạt động là phần kiểm tra riêng, và cần các thông số tiêu chuẩn khác được áp dụng thêm vào.
  • Nên lựa chọn nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để kiểm tra. Các chỉ số kiểm tra chắc chắn sẽ khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau, do đó cần kiểm tra nhiều lần.
  • Mô hình có nhiều phân đoạn mạng sẽ cần kiểm tra từng phân đoạn mạng.
  • Các tiêu chuẩn trong bài viết là tiêu chuẩn đảm bảo hệ thống mạng hoạt động ở mức tốt. Ngoài ra tùy thuộc vào việc sử dụng dịch vụ mạng như thế nào mà áp dụng tiêu chí nào cao hơn, ví dụ với các trò chơi trực tuyến (game) cần độ trễ thấp thì phải ưu tiên vào độ trễ để đánh giá là có đạt hay không. Ví dụ hiện nay các trò chơi trực tuyến cần độ trễ dưới 80ms được xem là tốt.

TỔNG KẾT

Với cách trên thì hy vọng đã giúp biết cách kiểm tra mạng internet đang dùng như thế nào, các tiêu chí đánh giá kiểm tra mạng internet mà bạn đang dùng. Nếu muốn biết chi tiết hơn về mạng máy tính, quản trị mạng, an ninh mạng thì bạn có thể tham gia các khóa học tại Athena. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết. Chúc các bạn thành công.