NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÀ GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ ?
Với nhiều người, công nghệ thông tin ( IT ) về cơ bản đồng nghĩa với việc bạn bè mà bạn liên lạc khi cần “trợ giúp” các vấn đề sự cố máy tính như cài Windows. Mặc dù quan diểm này không hẳn là sai, nhưng nó đánh giá thấp phạm vi của lĩnh vực nghề nghiệp quan trọng này.
Nếu bạn đang tìm hiểu công nghệ thông tin là gì và các khía cạnh khác nhau của lĩnh vực này, thì bạn đến đúng nơi rồi đấy. Athena đã tìm hiểu rất kĩ và trao đổi với các chuyên gia trong ngành CNTT để làm ra hướng dẫn hữu ích cho những bạn mới bắt đầu về lĩnh vực này.
1. Công nghệ thông tin là gì và bao gồm những gì?
Định nghĩa cơ bản nhất của công nghệ thông tin là ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh hay tổ chức trên một quy mô lớn. Dù ở vai trò nào, người làm ở bộ phận IT sẽ làm việc trao đổi với những người khác đẻ giải quyết các vấn đề lớn nhỏ.
Có 3 “trụ cột” chính chịu trách nhiệm cho một bộ phận CNTT :
- Quản trị IT :
Ở đây đề cập đến sự kết hợp giữa các chính sách và quy trình để đảm bảo cho hệ thống CNTT được vận hành có hiệu quả vả phù hợp với nhu cầu của các tổ chức.
- Vận hành IT :
Đây được xem như là danh mục tổng cho tất cả công việc hàng ngày của một bộ phận IT. Điều này bao gồm việc cung cấp hỗ trợ kĩ thuật, bảo trì mạng, kiểm tra bảo mật và quản lý thiết bị.
- Phần cứng và cơ sở hạ tầng :
Khu vực trọng tâm này đề cập đến các thành phần vật lí của cơ sở hạ tầng CNTT. Trụ cột này của CNTT bao gồm việc thiết lập và bảo trì các thiết bị như bộ định tuyến ( router ), máy chủ ( server ), hệ thống điện thoại và các thiết bị cá nhân riêng lẻ như máy tính xách tay.
Mặc dù bộ phận IT của một tổ chức quản lý nhiều chức năng khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động. Điều này có nghĩa là họ có thể tự động hóa và tạo ra các quy trình cho công việc hàng ngày, nên công việc đó có thể hoạt động được một cách trơn tru. Một bộ phận IT lí tưởng cũng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và minh bạch trong các quy trình của bộ phận đó theo cách mà những phần còn lại của doanh nghiệp có thể hiểu và cung cấp thông tin đầu vào.
2. Tại sao công nghệ thông tin lại quan trọng?
Nói đơn giản, công việc của hầu hết các tổ chức sẽ bị chậm lại nếu hệ thống công nghệ thông tin không hoạt động. Bạn sẽ rất khó tìm được doanh nghiệp nào không có ít nhất một phần phụ thuộc vào máy tính và mạng kết nối chúng. Duy trì mức độ dịch vụ, bảo mật và kết nối tiêu chuẩn là một nhiệm vụ rất lớn, nhưng đó không phải là ưu tiên duy nhất hay thách thức tiềm năng đối với nhóm của họ.
Ngày càng có nhiều công ty muốn triển khai các giải pháp trực quan và tinh vi hơn. “CNTT có thể cung cấp lợi thế mà một công ty cần để vượt mặt, vượt lên và vượt xa các đối thủ cạnh tranh”, theo anh Bùi Thanh Vũ, trưởng phòng IT của trung tâm an ninh mạng Athena.
Hãy cùng xem các nhu cầu mà những chuyên gia CNTT hiện tại và tương lai sẽ làm việc:
- Quá tải dữ liệu ( data overload ) :
Doanh nghiệp cần xử lí một lượng dữ liệu khổng lồ. Điều này đòi hỏi một lượng lớn sức mạnh xử lí, phần mềm phức tạp và kĩ năng phân tích của con người.
- Sử dụng di động và không dây ( wireless ) :
Nhiều nhà tuyển dụng đang cung cấp các tùy chọn làm việc từ xa yêu cầu điện thoại thông minh, máy tính xách tay có điểm phát sóng không dây và khả năng chuyển vùng.
- Dịch vụ đám mây ( cloud services ) :
Hầu hết các doanh nghiệp không còn vận hành “trang trại máy chủ” của riêng họ để lưu trữ lượng dữ liệu lớn. Nhiều doanh nghiệp hiện làm việc với các dịch vụ đám mây – nền tảng lưu trữ của bên thứ ba duy trì dữ liệu đó.
- Băng thông để lưu trữ video :
Các giải pháp hội nghị truyền hình ngày càng trở nên phổ biến hơn, vì vậy cần nhiều băng thông mạnh hơn để đủ hỗ trợ được nhu cầu.
Dựa trên lượng nhu cầu này, bạn sẽ không quá bất ngờ khi biết việc làm của các nghề máy tính và công nghệ thông tin được dự đoán sẽ tăng 13% từ năm 2016 đến 2026, nhanh hơn mức trung bình cho tất cả các ngành nghề, theo Cục Thống kê Lao động.
3. Phần cứng và phần mềm
Có thể bạn đã biết rằng làm việc với phần cứng và phần mềm là phần lớn công việc của bộ phận CNTT, nhưng những gì được coi là phần cứng? Và phần mềm là gì? Hãy phân tích sự khác biệt quan trọng này sau đây.
Phần cứng bao gồm tất cả những bộ phận vật lí của hệ thống máy tính. Nó bao gồm phần cứng được lắp đặt bên trong máy tính như bo mạch chủ, cpu và ổ cứng. Phần cứng cũng là mô tả cho các thành phần có thể được kết nối bên ngoài máy tính như bàn phím, chuột và máy in. Lưu ý rằng một số máy tính bảng và máy tính xách tay nhỏ hơn tích hợp sẵn những thành phần như bàn phím và chuột sẵn bên trong thiết bị. Về cơ bản, phần cứng là bất kì thành phần, bộ phận hay thiết bị có liên quan đến máy tính và kết nối của nó mà bạn có thể thật sự chạm vào và điều khiển.
Không giống như phần cứng, phần mềm không phải là thứ mà bạn có thể thay đổi một cách vật lí được. Phần mềm bao gồm tất cả các dữ liệu, ứng dụng và chương trình được lưu trữ dưới dạng điện tử, như một hệ điều hành hoặc là công cụ chỉnh sửa video.
Vậy sự phân biệt này được áp dụng như thế nào đến công việc nhân viên công nghệ thông tin? Gần như mọi công việc IT đều yêu cầu sự phối hợp các kỹ năng dựa trên cả phần cứng lẫn phần mềm. Vài người làm IT dành nhiều thời gian cho việc lắp đặt và cấu hình các thiết bị phần cứng, tuy nhiên những bộ phận đó lại được điều khiển bởi phần mềm. Ngoài ra, các chuyên gia CNTT chịu trách nhiệm triển khai và thiết lập các ứng dụng phần mềm cho người dùng.
4. Cơ hội việc làm CÔNG NGHỆ THÔNG TIN?
Bây giờ bạn đã biết các trách nhiệm chung của một bộ phận CNTT, bạn có thể tự hỏi vai trò cá nhân bên trong là gì.
Dưới đây là một số vị trí mà bạn sẽ tìm thấy trong nhiều bộ phận CNTT :
- IT Support làm việc ở tuyến đầu để khắc phục sự cố, bất kì sự cố nào bao gồm phần mềm, máy tính và phần cứng. Các chuyên gia này cũng có thể hỗ trợ các thành viên CNTT cấp cao về các vấn đề mạng có quy mô lớn hơn.
- Chuyên viên Quản trị mạng máy tính tập trung vào bức tranh toàn cảnh của hệ thống mạng, bảo mật và hiệu suất.
- Chuyên viên phân tích hệ thống máy tính làm việc sau hậu trường để kết hợp CNTT với các giải pháp kinh doanh thông minh. Họ thường chuyên về một ngành cụ thể trong khi làm việc cho một công ty công nghệ hoặc làm việc trực tiếp trong một ngành, chẳng hạn như tài chính hoặc chính phủ.
- Chuyên gia an ninh mạng chịu trách nhiệm về bảo mật mạng máy tính của tổ chức, tiến hành các thử nghiệm và phát triển các phương pháp bảo mật tốt nhất cho toàn công ty.
Lưu ý là một vài vai trò sẽ được thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ và quy mô của công ty. Trong những công ty nhỏ, hầu hết công việc thường ngày có thể là xoay quanh những thứ tương đối bình thường như khắc phục sự cố máy in, nhưng ngược lại, bạn có thể được yêu cầu để trở thành người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức rộng hơn. Với các công ty lớn, nhân viên CNTT có nhiều lĩnh vực trọng tâm tiềm năng đa dạng hơn – một số có thể lên chức vai trò quản lý và lập kế hoạch chiến lược, trong khi những người khác có thể theo đuổi các lĩnh vực chuyên biệt như an ninh mạng.
5. Những phẩm chất nào ở ứng viên CÔNG NGHỆ THÔNG TIN mà các nhà tuyển dụng quan tâm tới?
Những ứng viên được cho là phù hợp với việc làm IT là những người có khả năng giao tiếp tốt. Từ việc giúp các giám đốc điều hành phát triển các giải pháp công nghệ để khắc phục sự cố mạng, những người làm IT cần có mức độ ở sự đồng cảm để có thể nhìn thấy chính xác được những gì khách hàng, đồng nghiệp đang cần giải quyết và bình tĩnh giúp họ đạt được mục tiêu hoặc giải quyết vấn đề.
Điều này có thể có nghĩa là chia nhỏ một vấn đề lớn hoặc một mục tiêu công việc thành nhiều bước để các bộ phận khác có thể thấy chính xác những gì họ sẽ cần làm để hoàn thành nó. Theo ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị mạng an ninh mạng quốc tế Athena cho biết IT cần có kỹ năng phân tích và lập kế hoạch giúp nhân viên IT quản lý công việc dành cho các bộ phận trong công ty tốt hơn. Nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng công nghệ như một phương tiện để phát triển doanh nghiệp và một bộ phận IT có năng lực có thể giúp doanh nghiệp đạt được điều đó.
Thái độ tích cực và niềm đam mê về công nghệ có thể giúp cho nhân viên IT thành công và thăng tiến. Ông Lê Đình Nhân, giám đốc đào tạo của Trung tâm đào tạo quản trị mạng an ninh mạng quốc tế Athena nói rằng sự kết hợp của những đặc điểm này sẽ thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong công việc lớn hơn. Thêm vào đó, niềm đam mê công nghệ này sẽ giúp cho việc cập nhật các công nghệ tiến bộ mới nhất – một điều phải có đối với chuyên gia công nghệ thông tin.
-
CHUYÊN GIA AN NINH MẠNG AN2S 202424.000.000 ₫
-
CHUYÊN VIÊN BẢO MẬT MẠNG ACST 20249.960.000 ₫
-
CHUYÊN VIÊN QUẢN TRỊ MẠNG – ANAT 20248.880.000 ₫