Hotline: 094.320.0088

Quản trị mạng – Nghề của các thủ lĩnh thế giới công nghệ

Tất cả các ngành công nghiệp hiện nay đều phụ thuộc vào mạng máy tính. Bởi nó giúp kết nối công việc của nhân viên, và hoạt động doanh nghiệp được vận hành suôn sẻ. Hệ thống mạng máy tính này cần được điều khiển bởi các nhà quản trị mạng – nghề của các thủ lĩnh thế giới công nghệ.

Network solution 1

Quản trị mạng – Nghề của các thủ lĩnh thế giới công nghệ

QUẢN TRỊ MẠNG – NGHỀ CỦA CÁC THỦ LĨNH THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ

Quản trị mạng không phải là nghề phù hợp với tất cả mọi người. Đó là nghề sẽ mang lại cho bạn nhiều phúc lợi, thù lao và địa vị xã hội. Nhưng, song song với đó là những thách thức thú vị đang chờ những con  người tự tin có thể đem lượng kiến thức về kỹ thuật khổng lồ vào ứng dụng thực tiễn. Vậy quản trị mạng – nghề của các thủ lĩnh thế giới công nghệ – là nghề gì?  Và lí do vì sao nên theo đuổi ngành nghề này?

Công việc chính của các chuyên gia quản trị mạng là điều khiển hệ thống mạng của một tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu là giúp cho mọi thông tin hay dữ liệu của công ty được bảo mật tuyệt đối. Nhưng, những thông tin này lại phải được dễ dàng tiếp cận đối với các nhân viên trong công ty. Đồng thời, đảm bảo hệ thống mạng kết nối công việc của các nhân viên được vận hành thông suốt.

http://autocarvietnam.vn/wp-content/uploads/2019/07/data-vs-information.jpg

Quản trị mạng – Xử lý dữ liệu và kết nối công việc

Miêu tả sơ bộ thì đây có vẻ là một công việc đơn giản đơn giản. Nhưng, không phải ngẫu nhiên khi miêu tả: quản trị mạng – nghề của các thủ lĩnh thế giới công nghệ. Bởi các nhân viên trong một tổ chức mỗi ngày phải tiếp cận và xử lý một khối lượng thông tin, dữ liệu khổng lồ để duy tri hoạt động của tổ chức. Do đó, họ phải cần đến các máy tính liên mạng được điều hành bởi các nhà quản trị mạng.

Vậy công việc thường ngày của những nhà quản trị mạng bao gồm:

  • Thiết lập và hỗ trợ hệ thống mạng máy tính của một tổ chức. Người quản trị mạng phải lập kế hoạch và vẽ kế hoạch cho các công việc mới của tổ chức. Ngoài ra, họ phải làm việc với các mạng LAN (Local Area Networks) và WAN (Wide Area Networls).
  • Giám sát hệ thống mạng để đảm bảo sự khả dụng trong truy cập của mọi người dùng. Họ phải đề phòng và xử lý các tắc nghẽn mạng có thể xảy ra trong quá trình vận hành.
  • Tầm soát, khắc phục các nguy cơ tiềm tàng đối với hệ thống mạng, phần cứng và phần mềm. Thiết lập và kiểm soát các phần mềm ứng dụng và các phần cứng chuyên dùng.
  • Theo dõi tốc độ và hiệu suất làm việc của hệ thống mạng máy tính trong tổ chức.
  • Kiểm tra chức năng của các trang web để đảm bảo sự hiển thị nội dung đạt tối ưu.
  • Duy trì hệ thống an ninh và mạng máy tính để giao tiếp nội bộ. Dự đoán và xử lý các lỗ hổng của hệ thống an ninh. Thêm vào hay bớt đi người sử dụng trong hệ thống để cập nhật các quyền truy cập bảo mật.
  • Giải quyết các vấn đề với hệ thống mạng máy tính của mỗi cá nhân trong tổ chức

Như vậy, những nhà quản trị mạng là những người “biết tuốt” trong thế giới công nghệ. Họ phải có kiến thức chuyên sâu, khả năng áp dụng về Internet, hệ thống phần cứng và phần mềm. Đây là một vị trí hết sức quan trọng trong sự vận hành của một tổ chức.

data network administrators 2.jpg

Nhà quản trị mạng – những kẻ “biết tuốt” trong thế giới công nghệ

Những chuyên gia quản trị mạng có thể làm việc ở đâu?

Nói quản trị mạng – nghề của các thủ lĩnh thế giới công nghệ – bởi đây là nghề có thể điều khiển mọi hoạt động của hệ thống mạng thông tin. Mọi doanh nghiệp đều cần nhà quản trị mạng để sự vận hành của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ. Các chuyên gia quản trị mạng có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khi có thể ở nhiều lĩnh vực như:

  • Chuyên gia phát triển phần mềm.
  • Các tổ chức chính phủ.
  • Ngành công nghiệp tài chính.
  • Ngành công nghiệp sản xuất.
  • Thị trường bán lẻ.
  • Trường học.
  • Bệnh viện.
  • Tòa soạn.
  • Ngân hàng.

Cần học gì để trở thành chuyên gia quản trị mạng?

Các bạn trẻ học gì để theo đuổi quản trị mạng – nghề của các thủ lĩnh thế giới công nghệ? Các bạn sinh viên theo đuổi các ngành như Khoa học máy tính, Kỹ sư phần mềm, Kỹ sư điện tử hay Công nghệ thông tin đều có cơ hội trở thành chuyên gia quản trị  mạng. Ngoài ra, họ còn cần phải có những kỹ năng mềm cần thiết như: khả năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tập trung vào tiểu tiết, kỹ năng IT và kỹ thuật, sự nhẫn nại, niềm đam mê và sự nhiệt thành.

Nguồn khoa học máy tính