Hotline: 094.320.0088

Tránh ‘sập bẫy’ khi đi chợ online như thế nào ?

Tránh ‘sập bẫy’ khi đi chợ online như thế nào ?

Không ít khách hàng khi đặt mua hàng online đã bị lợi dụng thông tin để chiếm đoạt tài sản, hàng nhận về không đúng với hình ảnh, chất lượng đã đặt.

Lộ thông tin cá nhân khi mua hàng online

Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh bán hàng mang lại nhiều lợi ích. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, loại hình kinh doanh này ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, cũng không ít người nhận “trái đắng” từ loại hình thương mại này.

di cho online edit
Chị Nguyễn Thu Hồng (Quận 1, Tp HCM) cho biết, do thấy các livestream bán quần áo, mỹ phẩm trên facebook với mẫu mã đẹp nên chị cũng đã thử đặt hàng của một shop có đông người theo dõi, lượng chốt đơn lên tới hàng trăm mỗi tối.
Chị Hồng phải canh livestream xem mất 2 tiếng, nhanh tay comment sớm để được chốt đơn mua hàng vì số lượng ít. Cuối cùng, chị đặt được hai bộ váy, một áo sơ mi mà shop quảng cáo là hàng thiết kế.
“Mong mỏi chờ đợi sau 2 tuần thì có người giao hàng, tôi muốn xem hàng trước khi nhận thì nhân viên nói hàng này không được kiểm tra trước. Cuối cùng, lúc mở ra đồ đều không dùng được, khác xa so với hình ảnh khi livestream. Tiếc 800.000 đồn nên tôi liên hệ lại shop nhưng không hề có phản hồi”, chị Hồng kể.
Một số trường hợp thì bị đánh cắp thông tin cá nhân. Anh Hoàng Tú An cư trú tại TP Hồ Chí Minh đặt mua 1 đôi giày trên gian hàng của một sàn TMĐT với giá 689.000 đồng vào tháng 6/2021. Khi đơn hàng đã đặt chưa được giao cho anh thì có một đơn vị khác lợi dụng thông tin cá nhân của anh để giao cho anh đơn hàng với đúng địa chỉ, đúng tên người nhận và cùng giá trị.
Anh Hoàng Tú An đã không biết việc này và tin tưởng rằng đây là đơn hàng của mình, nên đã nhận hàng và thanh toán tiền. Khi bóc kiện hàng ra, anh phát hiện đôi giày không đúng với quy cách, chất lượng mà anh đã đặt. Ngay lập tức anh Hoàng Tú An đã liên hệ với bên giao hàng để trả lại thì không được đồng ý, đồng thời khi liên hệ với gian hàng thì bị chặn số. Anh đã phản ánh với sàn TMĐT và kiểm tra tiến độ đơn hàng của mình thì thấy đơn hàng đã bị hủy.

Một vụ việc tương tự, anh N.V.T cư trú tại Vĩnh Long. Anh N.V.T đã đặt mua hàng của một shop trên sàn TMĐT. Sau khi nhận hàng và trả tiền, Anh N.V.T phát hiện thấy sản phẩm giao không đúng với đơn hàng mà anh đã đặt. Kiểm tra tiến độ đơn hàng của mình trên sàn TMĐT thì anh thấy đơn hàng vẫn đang trong tình trạng đóng gói, chờ chuyển đi. Như vậy, thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng của anh N.V.T đã bị đối tượng nào đó thu thập và sử dụng cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Chọn nơi giao dịch mua hàng hóa uy tín 
Trước những rủi ro trên khi giao dịch qua TMĐT, để tránh việc quyền lợi người tiêu dùng của mình bị xâm phạm, các chuyên gia bảo mật, khuyến cáo người tiêu dùng không chia sẻ, tiết lộ các thông tin cá nhân, các thông tin về đơn hàng của mình cho các đối tượng không có liên quan, hoặc đối tượng có thể lợi dụng thông tin này để lừa đảo, xâm hại người tiêu dùng.

ung dung di cho online
“Trước khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng; có thể thông qua các công cụ tìm hiểu, các review đánh giá về cửa hàng và sản phẩm… để tăng mức độ hiểu biết, hỗ trợ cho quyết định đặt hàng của mình”.
Theo một chuyên gia an toàn & chống gian lận TMĐT – thuộc trung tâm an ninh mạng ATHENA: Trước khi mua hàng qua TMĐT, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ đó. Người tiêu dùng nên xem các review về sản phẩm này của cộng đồng mạng và cũng không nên ham mua hàng giá rẻ ở những nơi không uy tín . Vì hàng giá rẻ thường là hàng kém chất lượng. Tôi đã gặp trường hợp mua hàng kém chất lượng, và đây là hàng từ Trung Quốc, họ lợi dụng các kênh thương mại điện tử và tâm lý thích hàng giá rẻ của người Việt để đẩy hàng kém chất lượng về Việt Nam. Chưa kể chính sách của các trang TMĐT không cho mở gói hàng ra khi nhận hàng, đây cũng là một bất cập của các trang TMĐT này, nhằm đẩy hàng kém chất lượng cho người tiêu dùng. Do đó, để tránh việc này, theo kinh nghiệm của tôi, trước khi mở gói hàng, tôi yêu cầu nhân viên shipper chứng kiến và tôi quay video lại toàn bộ quá trình mở gói hàng. Nếu gói hàng không đúng chất lượng thì với clip quay được , có sự chứng kiến của nhân viên giao hàng, thì đây là cơ sở yêu cầu bên bán hàng phải có trách nhiệm. Nếu bên bán hàng vô trách nhiệm thì chúng tôi có thể khiếu nại đến các cơ quan quản lý nhà nước, và đề nghị các cơ quan báo chí truyền thông vào điều tra sự việc .

 Khánh Thiên 

khoa hoc bao mat tai khoan facebook 768x432 1

Khóa học bảo mật tài khoản . Click Here